Giày tập gym và giày chạy bộ có điểm gì khác nhau? Vì sao không thể dùng giày chạy bộ tập luyện các môn khác? Khi nào thì được dùng giày chạy bộ trong phòng tập gym? Tất cả các câu hỏi trên đều sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Giày tập gym và giày chạy bộ khác nhau về công dụng
Nói một cách đơn giản dễ hiểu nhất thì đúng như cái tên của nó. Giày chạy bộ phục vụ cho việc chạy bộ, còn giày tập gym phục vụ cho các hoạt động tập luyện khác. Cả hai loại giày này đều được gọi chung là giày thể thao. Tuy nhiên chúng được sử dụng cho những vận động chuyên sâu khác nhau của con người.
Giày chạy bộ dành riêng cho việc chạy của bạn. Khi đó, cơ thể luôn theo trước thẳng và hướng về phía trước. Những chuyển động theo các phương khác như ngang, xoay, xéo…hầu như là không xuất hiện trong quá trình chạy. Đó đó, giày chạy bộ phải được thiết kế sao cho bảo vệ chân tốt nhất. Đồng thời nâng đỡ bàn chân khi nó phải tiếp đất với cường độ liên tục như vậy.
Còn đối với việc tập gym, thường thì bạn phải thực hiện nhiều vận động khi tập luyện. Trong đó có thể có cả việc chạy bộ. Các vận động thường có trong khi tập gym như nhảy, nâng tạ, bật, xoay vòng… Chân của bạn vì thế mà phải linh hoạt hơn theo các vận động đó. Ví dụ như ngang, dọc, xoay, tiến, lùi… Chính vì vậy mà nhiệm vụ của một đôi giày tập gym là phải đảm bảo sự an toàn cho chân trong tất cả các sự vận động trên. Bên cạnh đó phải phải giúp cho chân chuyển động linh hoạt hơn theo mọi vận động của cơ thể.
Hay nói cách khác, giày chạy bộ có thể dùng để tập gym (không phải trong tất cả mọi trường hợp vì còn phụ thuộc vào bộ môn luyện tập). Nhưng giày tập gym thì ít khi dùng để chạy bộ được. Bởi giày tập gym, đặc biệt là là giày dùng để tập tạ thường đế bằng và nặng hơn bình thường. Nó giúp giữ cố định chân, tạo lực vững chắc cho chân. Nhưng để chạy bộ thì chắc chắn không thể.
Giày tập gym và giày chạy bộ khác nhau về cấu tạo, thiết kế
Chính vì công dụng khác nhau như vậy nên giày tập gym và giày chạy bộ cũng có cấu tạo khác nhau. Chúng được thiết kế sao cho phù hợp nhất với các dạng vận động mà chúng hướng tới.
Giày chạy bộ thường có đế có cấu tạo và hình dạng đảm bảo hỗ trợ dạng lực tiếp đất từ gót đến ngón của bàn chân. Phần gót giày đa số nhô cao hơn, vừa tăng sự êm ái, nâng đỡ bàn chân, lại vừa phản hồi năng lượng tốt.
Giày tập gym thường phải phục vụ cho các hoạt động đa dạng và cường độ khác nhau. Vì vậy đế giày sẽ được làm bằng phẳng để đảm bảo độ cân bằng và bám chắc trên bề mặt sàn khi tập luyện .
Trọng lượng giày chạy bộ thường nhẹ hơn so với giày tập gym. Đế giày thường được trang bị các miếng cao su ở hai bên. Còn giày chạy bộ chủ yếu là ở phần gót giày và mũi giày. Chính vì vậy mà trọng lượng của chúng có sự khác nhau. Giày chạy bộ thì phần upper hầu hết được làm ở dạng lưới thoáng khí, luôn giữ cho chân khô ráo, thoải mái khi phải chạy nhiều. Còn giày tập gym thì phần upper được làm bằng các vật liệu cứng cáp hơn, giúp bảo vệ bàn chân tối đa khi phải thực hiện các chuyển động phức tạp. Chính điều này cũng khiến cho giày tập có khối lượng nặng hơn so với giày chạy.
Sau khi đọc bài viết ắt hẳn mọi người đã biết vì sao người ta lại phân ra giày tập gym và giày chạy bộ như vậy. Mỗi đôi giày có nhiệm vụ thực hiện đúng chức năng của mình. Vì vậy mọi người cũng nên chọn giày theo mục đích sử dụng của bản thân.
Thi Di Di