Luyện tập thể thao nói chung và đặc biệt là chạy bộ nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên trong thể thao khi luyện tập chúng ta khó tránh khỏi việc gặp những chấn thương. Chính vì vậy hôm nay chaybomoingay sẽ đề cập đến các chấn thương chúng ta hay gặp phải cũng như những mẹo để phòng tránh những chấn thương này nhé.
1. Rạn xương
Khi chạy bộ quá sức hay tập chạy ở cường độ cao, bạn có thể dễ dàng khiến cho đôi chân mình yếu đi rất nhiều. Lúc này cơ quá yếu để có thể chịu lực tác động khi chạy. Thay vào đó lực này ảnh hưởng trực tiếp đến xương. Nếu chịu quá nhiều lực, xương sẽ bị rạn. Đối với runner, rạn xương thường xảy ra ở phần dưới cơ thể (từ hông tới chân). Phụ nữ hay gặp chấn thương này nhất là ở trong thời kỳ mãn kinh (dẫn đến giảm estrogen và làm yếu xương.
Những vết rạn xương là những vệt vỡ nhỏ ở xương nhưng gây đau. Nó ảnh hưởng đến cảng chân và bàn chân khi chạy. Lúc này, bạn sẽ cám thấy rất đau nhức, cực kỳ khó chịu. Nếu càng cố gắng chịu đau mà tập, xương chân dễ bị gãy và gây nguy hiểm cho tính mạng.
*Cách chữa trị: tốt nhất là nghỉ ngơi thư giãn, ngừng tập luyện tránh gây tác động hay áp lực lên vùng xương chân này, tránh những chấn thương nghiêm trọng hơn.
2. Chấn thương đầu gối
Đau gối hay còn gọi là Patellofemoral pain syndrome hoặc Runner’s Knee là cảm giác đau, khó chịu khi xương bánh chè bị chật. Đây là một chấn thương phổ biến khi chạy quá sức. Khi xương bánh chè chạm với xương đùi dần dần, phần sụn ở xương bánh chè có thể bị mòn.
Bạn sẽ cảm thấy đau ở khu vực đầu gối và trên đầu gối và làm bạn cảm thấy đau xung quanh vùng đó, nhất là khi đi bộ lên/xuống cầu thang; ngồi xổm, ngồi co gối lại trong một thời gian dài
Nguyên nhân tình trạng này có thể do tư thế chạy sai, cơ đùi yếu hoặc căng cơ kheo và cơ bắp chân.
*Cách chữa trị: giãn cơ kheo và cơ bắp chân. Ngoài ra tập bổ trợ cho cơ đùi và cơ kheo cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này. Trong một số trường hợp hãn hữu, do bàn chân bạn có cấu tạo bị nghiêng phía trong hoặc phía ngoài, bạn có thể mua loại giày hỗ trợ chân.
3. Căng cơ
Căng cơ hay co kéo cơ do các sợi cơ bị kéo giãn quá mức, gây rãn cơ.Đây là hiện tượng rách một vết nhỏ trong cơ của bạn. Nếu bạn bị căng cơ, bạn sẽ cảm thấy cảm giác co giật khi cơ bị rách. Căng cơ thường hay xảy ra ở cơ tứ đầu đùi, bắp chân, bắp đùi gân cơ bán gân và gân cơ thon. Chứng căng cơ này thường ảnh hưởng đến những gân kheo và háng.
*Cách chữa trị: chườm lạnh, quấn băng, bó chỗ bị thương và để vùng bị thương cao lên, kết hợp nghỉ ngơi đúng cách.
4. Đau xương cẳng chân
Đau cẳng chân là tình trạng xảy ra khi có những thay đổi đột ngột trong việc luyện tập thể thao của bạn như thay đổi độ dài đường chạy hoặc tăng số ngày chạy Đây là một loại đau xảy ra ở phía trước hoặc trong phần dưới chân dọc theo xương ống quyển. Ngoài ra, những người có bàn chân phẳng sẽ dễ bị đau cẳng chân hơn.
*Cách chữa trị: nghỉ ngơi là phương pháp tốt nhất, tập những bài tập căng cơ như vươn người, quay lại dần dần với việc tập luyện sau khi khỏi vài tuần và chạy chậm sau khi vừa nghỉ ngơi chữa bệnh ,
5. Đau gân gót chân
Gân gót chân là bộ phận nối giữa bắp chân và phía sau gót . Đau gân gót chân là hiện tượng gân gót chân bị sưng viêm. Đau gân gót chân gây ra đau đớn và cứng vùng gân, đặc biệt là vào buổi sáng khi tập thể dục. Lý do gây ra bệnh là vì gân bị chèn ép nhiều lần. Bên cạnh đó, cơ tại bắp chân quá căng cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Đặc biệt, những người khi chạy bộ quá sức rất dễ gặp phải chấn thương này. Ngoài ra khi luyện tập bạn nếu bạn chạy chưa đúng cách và đi giày không vừa chân cũng rất dễ bị đau gót chân.
*Cách chữa trị: giống như những chấn thương khác chúng ta nên dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, chườm đá vùng chấn thương để giảm đau nhanh chóng, sử dụng băng quấn đàn hồi hay áp dụng những bài tập massage chân để giảm cơn đau.
6. Bong mắt cá chân
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương bong gân mắt cá chân khi chạy thường là do bạn tập luyện ở nơi có bề gặp gồ ghề, dễ trơn trượt hay do cách chạy sai. Khi này do kéo dãn cơ quá mức hoặc rách các dây chằng xung quanh mắt cá chân dẫn tới sự xoắn vặn chân hoặc cuộn vào trong Tình trạng này xảy ra khiến cho các dây chằng bên ngoài mắt cá chân bị kéo dãn và tổn thương và gây ra hiện tượng bầm tím, đau nhức.
*Cách chữa trị: bong gân không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần để mắt cá chân được nghỉ ngơi, chườm đá lên mắt cá chân để giảm sưng đau, quấn băng vùng khớp cổ chân và nâng mắt cá chân lên cao hơn tim. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn bạn có thể đến bệnh viên để chụp X-quang và xử lý tổn thương để phòng chống viêm nhiễm.
7. Viêm cân gan chân
Đây là hiện tượng viêm sưng vùng cân gan chân tức là phần mô dày ở dưới lòng bàn chân kéo dài từ gót đến ngón chân. Viêm cân bàn chân cũng giống như các loại viêm trên đều do người chơi thể thao luôn chịu những sang chấn trường diễn tại một vùng.
Những người bị căng cơ và vòm gan chân cao dễ mắc phải viêm cân gan chân. Mặc dù nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể liên quan đến hoạt động quá sức. Nếu chạy bộ quá sức của mình hay chạy quá nhanh, triệu chứng đau gan bàn chân (vùng trũng nhất của bàn chân) là điều khó tránh khỏi do chân phải luôn co, duỗi liên tục. Tuy nhiên, viêm cân gan chân cũng có thể xảy ra dù không có lý do rõ ràng nào cả.
*Cách chữa trị: cách chữa trị tốt nhất là nghỉ ngơi, duỗi thẳng và co giãn bắp chân để tránh hiện tượng co cơ, chườm đá vào lòng bàn chân.
8. Chuột rút
Đối với dân chạy bộ thì đây chắc chắn là hiện tượng quen thuộc nhưng vô cùng đáng sợ không chỉ bắt gặp ở chân mà đôi khi cũng có thể xảy ra ở tay hay nhiều vùng khác trên cơ thể. Nếu bị chuột rút ở phần bụng thì có lẽ là do ăn uống quá gần giờ chạy. Còn nếu bị chuột rút ở chân có thể là do bạn chạy quá nhanh, quá lâu, khiến cho các bó cơ không kịp theo nhịp nên 1 phần cơ sẽ bị co lại.
*Cách chữa trị: nếu bị chuột rút ở phần bụng chỉ cần chạy chậm lại và hít thở đều thì cơn đau sẽ dần dần biến mất, còn nếu bị chuột rút ở chân thì tình hình sẽ phức tạp hơn. Với chuột rút các bài tập kéo dãn vừa là phương pháp điều trị vừa là phường phát phòng ngừa. Bạn cũng nên tập luyện ở cường độ phù hợp, nghỉ ngơi đúng lúc, không ép cơ thể hoạt động quá nhanh, đột ngột hay quá sức chịu đựng.
9. Phòng rộp
Hiển nhiên, bạn cũng biết vấn đề này quá quen thuộc đúng không nào, đặc biệt khi phải mang giày quá chật hay đi dép quá lâu. Đây là hiện tượng chất dịch chảy ra từ khoảng trống giữ các lớp da, cũng có thể do bị bỏng da gây ra. Những vết rộp sẽ tạo ra những mụn nước trên bề mặt da của bạn
Cách phòng tránh tốt nhất là nên chọn các kiểu giàu vừa chân, có đế mềm để hạn chế lực ma sát trong khi chạy bộ.
*Cách chữa trị: hãy rửa vùng da xung quanh bằng nước ấm, làm vỡ khi cần. Sát trùng vùng bị rộp và băng vùng da rộp lại.
Để phòng ngừa rộp chân bạn nên dùng giày mới, mang 2 lớp tất và bôi dầu vào nơi dễ bọ phòng rộp
Nếu bạn đang cần tìm mua một đôi giày chính hãng, hãy click ngay vào website của myshoes để biết thêm chi tiết nhé.