Không có gì là tồn tại mãi mãi, đặc biệt là vật chất xung quanh chúng ta. Một đôi giày chạy bộ bền bỉ đến mấy cũng có ngày xuống cấp và nó không thể theo bạn cả đời được. Vì vậy, nhất định sẽ có một thời điểm thích hợp khiến bạn phải thay một đôi giày chạy bộ mới, đó là khi nào?
1.Vì sao phải thay giày chạy?
Một đôi giày tốt sẽ là “người bạn” đồng hành dài lâu và giúp bạn tự tin bước đi trên con đường dài phía trước. Tuy nhiên nếu “người bạn” ấy có vấn đề về “sức khoẻ” chẳng hạn như hết ma sát, mòn gót,…đôi giày chạy bộ ấy sẽ mất khả năng hấp thụ dư chấn khi chạy, làm tăng áp lực, tác động lên chân và các khớp xương của bạn.
Vì vậy, để tránh những chấn thương ngoài ý muốn, bạn nên thay giày chạy bộ vào những thời điểm cần thiết. Biết chọn thời điểm để thay đổi là sự chủ động nên có của những người thành công.
2.Thời điểm “vàng” để thay giày chạy bộ mới
2.1 Thời hạn sử dụng
Chỉ những thực phẩm ăn uống, mỹ phẩm mới có hạn sử dụng có phải không? Nếu bạn cũng có suy nghĩ ấy thì hãy chú ý đến những vật dụng xung quanh bạn hằng ngày, cũng có lúc những đồ vật ấy thấy “mệt mỏi” và muốn “về hưu” đấy!
Bạn có từng thắc mắc vì sao mình luôn giữ gìn cẩn thận, nâng niu đôi giày chạy của mình nhưng rồi chúng cũng hỏng hay không? Bởi tuỳ thuộc vào tần suất sử dụng, mức độ cân nặng và chiều cao của bạn, giày chạy bộ sẽ có tuổi thọ trung bình từ 2-3 năm. Cho dù bạn không dùng nhưng bảo quản không đúng cách, đôi giày của bạn cũng có thể nhanh hỏng như thường.
Lời khuyên:
- Thay giày chạy bộ mới sau mỗi 600-900 km quãng đường chạy
- Giày chạy bộ cũ có thể tận dụng để đi dạo hoặc đi chơi hằng ngày
2.2 Các dấu hiệu nhận biết
- Đôi giày của bạn đã cũ nát: Phần thân giày và đế giày có dấu hiệu sờn, bục, rách, mòn đi đáng kể
- Độ đàn hồi của đế giữa: Nhấn ngón tay vào phần gót của đế giày, phần đế giữa quá mềm và dễ sập xuống khi có áp lực nhấn
-> Đôi giày của bạn không còn đủ khả năng đàn hồi trọng lượng cơ thể
- Đế giày không cân xứng: Đặt hai chiếc giày song song với nhau để so sánh
->Áp lực dồn xuống bàn chân không đều.
- Độ xoay của giày: Cầm đôi giày ở cả hai phía và xoay vặn nó, nếu giày bị xoay dễ dàng thì đó là lúc bạn cần thay một đôi giày chạy bộ mới
2.3 Cảm giác không tốt về đôi giày
- Cảm giác đau nhức
Biểu hiện: Sưng tấy, mỏi cơ, đau nhức cơ xương, đau khớp (đặc biệt là đầu gối)
- Cảm giác không thoải mái
Biểu hiện: Các chuyển động tự nhiên của chân khi bạn đi giày làm bạn cảm thấy đau đớn, chật ních
->Cần chọn đôi giày phù hợp và thoải mái hơn cho quá trình vận động.
2.4 So sánh với một đôi giày chạy bộ mới
Khi gặp những dấu hiệu không ổn định và nghi ngờ về độ bền của đôi giày, bạn nên đến trực tiếp cửa hàng chuyên về giày chạy bộ để kiểm tra và tự mình trải nghiệm, so sánh với một đôi giày chạy bộ mới.
Gợi ý: Chú ý so sánh về độ êm, sự đàn hồi và miếng đệm lót ở đôi giày mới.
Giày chạy bộ có cần thay hay không, quyết định là ở bạn. Nhưng với những đồ vật chuyên dụng như giày chạy bộ, bạn nên học cách chấp nhận sự ra đi và xuống cấp của nó. Hãy chọn cho mình một đôi giày chạy bộ thích hợp, bền bỉ và thay giày mới khi cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và kéo dài tuổi thọ, gắn bó lâu dài với “người bạn” đồng hành ấy trên khắp mọi nẻo đường bạn nhé!
Quynh Quynh
Discussion about this post